CÓ MỘT LOÀI CHIM NÚI

 

Đêm đó, cách nay đă mười lăm năm rồi, tôi đặt chân tới đất Đà Nẵng lúc chín giờ tối. Về tới chùa Tam Bảo, tắm rửa xong, 10 giờ đúng. Sư trụ tŕ đă về Hội An hay Bất Nhị ǵ đó từ ba hôm trước. Hai dăy lầu chùa thênh thang…

Tôi xuống nhà bếp lấy ch́a khóa để lên nghỉ trên dăy lầu có căn pḥng của ngài ḥa thượng khai sơn ngày xưa. Hai bà cụ người Huế ở bếp cho tôi biết trên đó hiện cũng có một sư khách từ miền Nam ra chơi mấy bữa rồi. Tôi nửa mừng nửa e ngại. Nếu là bạn quen th́ chẳng nói ǵ, nếu xui gặp người lạ có tánh t́nh khó chịu th́ coi như mất vui. Tôi đang t́m chỗ nghỉ ngơi trong ít lâu mà.

Chiếc cầu thang h́nh gấp khúc, lên được tới nửa chừng, tôi nh́n thấy một dáng người đang đứng ở cuối dăy hành lang, lưng xoay về phía tôi và một đốm lửa đỏ của thuốc lá như vẫn lặng lẽ cháy trong bóng tối. Căn pḥng bên cạnh đó chỉ sáng lờ mờ với một bóng đèn trái ớt màu xanh. Cố t́nh như chẳng thấy ai, tôi mở khóa pḥng ḿnh và bật sáng ngọn đèn néon.

Sắp xếp mùng chiếu xong, tôi trở xuống bếp lấy phích nước sôi theo lời hai bà cụ dưới đó đă dặn. Tôi gặp vị sư khách ngay đầu cầu thang. Chào nhau bằng một cái chắp tay chiếu lệ, tôi bước xuống thang ngay nhưng vẫn kịp nh́n thấy khuôn mặt của vị sư khách kia. Có lẽ cũng cỡ tuổi tôi, hiền lành mà có vẻ linh hoạt lắm. Quay lên pḥng với chiếc phích nước sôi mới nấu, tôi trải chiếu xuống đất, pha trà với bộ ấm chén có sẵn trong pḥng rồi tráng kỹ hai tách trà bày ra đó. Tôi đang nghĩ tới vị sư khách kia. Dù ǵ ở đây lúc này cũng có hai ông sư với nhau!

Có tiếng chân người, tôi nh́n ra. Vị sư khách đứng ở cửa pḥng, đưa tôi một lọ đường phổi, miệng cười rất tươi, thậm chí dễ thương:

-… Để uống trà đỡ buồn!

Tôi đưa tay ra dấu mời và cũng cười:

-Định sang bên pḥng mời sư đấy!

Thấy hai tách trà trên chiếu, vị sư khách đưa mắt nh́n tôi có vẻ xúc động. Tự nhiên tôi thấy thương sư quá. Gầy guộc với hai cánh tay khẳng khiu, mấy ngón tay cũng dài ngoẵng, chỉ có vầng trán với cặp mắt là sống động và dễ gây chú ư. Đôi mắt thông minh nhưng buồn kín đáo. Hỏi ra mới biết đều cùng là Sadi như nhau, chúng tôi cười x̣a. Pháp danh của vị sư khách là Pháp Lang. Một cái tên gọi nghe là lạ, hay hay, nhưng mới nghe qua tôi đă cau mày để cố nhớ lại. H́nh như tôi đă từng nghe tới hai tiếng này ở đâu đó ít nhất một lần rồi.

Pháp Lang có một phong thái cuốn hút rất mạnh. Từ cách nói cười cho tới từng động tác rót nước chế trà của sư cứ buộc tôi phải chú ư đến quên ḿnh. Trong khi đó Pháp lang vẫn tự nhiên như không. Tṛ chuyện với tôi, sư luôn lấy chuyện đùa mà giấu ḿnh một cách kín đáo. Tôi có cảm giác như Pháp Lang luôn cố tránh nói nhiều về ḿnh. Tôi có hỏi đến đâu sư trả lời đến đó.

Chúng tôi uống với nhau bốn b́nh trà liên tục. Pháp Lang pha trà khéo lắm. Lối khum bàn tay bỏ trà, cách ngắt ḍng sao cho lượng nước từ chiếc phích chế vào b́nh thật chính xác, gọn gàng… từng thao tác được Pháp Lang thực hiện một cách cẩn thận và hứng thú như một trà tượng. Pháp Lang lấy ra một gói thuốc lá mời tôi. Sư hút nhiều lắm, hút liên tục. Nh́n từng điếu thuốc trên mấy ngón tay vàng khói của Pháp Lang mà tôi cứ e ngại. Gói thuốc lá đă vơi đi hơn một nửa. Pháp Lang hỏi tôi đă mấy giờ. Tôi bảo không có đồng hồ, Pháp Lang lặng lẽ thu dọn mọi thứ trên chiếu rồi khuyên tôi đi nghỉ.

Chùa vắng, chỉ có khách tăng với nhau, chúng tôi đă thực sự trải qua mấy ngày lưu lạc hết sức thoải mái. Mỗi sáng chỉ dành ra một giờ khất thực ngoài phố, quay về với một mâm cơm của nhà bếp đem lên, chúng tôi đă có những bữa cơm trưa thật tuyệt vời. Từng bữa cơm nghèo nơi đất khách thôi, nhưng cái hương vị phong trần cộng với cái t́nh pháp hữu tuy đơn sơ mà thiệt thà, chúng tôi đă nghe được tất cả những ấm ḷng trong từng nắm xôi, trái chuối…

Pháp Lang hỏi tôi có muốn đi chơi ở đâu hay không để sư dành ra mấy ngày đi chung cho vui. Tôi biết Pháp Lang h́nh như đang bận rộn viết lách ǵ đó, vả lại, được sống gần nhau đă quá đủ rồi, tôi trả lời chỉ muốn nghỉ ngơi ở chùa thôi. Thế là trừ những giờ gặp mặt nhau, chúng tôi mỗi người vẫn một pḥng với sinh hoạt của ḿnh. Hồi đó, tôi đang học thêm chữ Hán nên suốt mấy ngày đi Trung chỉ vùi đầu vào xem mấy cuốn văn phạm và tự điển. Chỉ vậy mà xem ra c̣n không đủ thời gian.

Nghe nói có mấy sư trong Sài G̣n ra, các Phật tử trong thành phố cũng thỉnh thoảng lên chùa thăm viếng. Pháp Lang có vẻ như quen biết khá nhiều người trong số đó, họ thường ghé lên pḥng sư. Pháp Lang có phong cách thật kỳ lạ. Những khi có các cô bé Phật tử lên chơi, sư thường dắt cả nhóm sang pḥng tôi… xin được uống trà cho vui. Dĩ nhiên đó là những lúc sư biết tôi đang rảnh rỗi. Sư sợ tôi cô đơn hay ngại phải tiếp khách nữ một ḿnh th́ chẳng rơ. Buổi chiều hôm đó, các cô về hết, tôi đem cái suy nghĩ đó hỏi Pháp Lang, Pháp Lang cười tinh nghịch:

-Lợi ḥa đồng quân mà! Nói đùa thôi, chứ ḿnh đâu có thân quen chi với nhiều đám đó, chỉ là quen biết trước sư thôi. Xứ lạ, cái ǵ ḿnh cũng phải cẩn thận chứ. Hai tụi ḿnh cùng có mặt dù sao cũng hay hơn!

Ở mấy câu sau, Pháp Lang không cười nữa. Tôi biết Pháp Lang nói nghiêm túc và tự nhiên tôi thấy Pháp Lang sao hơn tôi nhiều quá. Tôi chẳng mấy khi qua pḥng Pháp Lang. Thấy trên bàn viết của Pháp Lang luôn có vẻ bề bộn và sẵn sàng làm việc, nên nếu có cần nói ǵ với Pháp Lang tôi cũng chỉ đứng ở cửa. Một hôm, thấy tôi đứng một ḿnh ngoài hành lang, Pháp Lang chỉ tay vào pḥng ḿnh:

-Sao thấy buồn quá vậy, nhớ Sài G̣n hả? Hay vào đây uống trà với ḿnh đi, bữa nay đổi điểm cho vui.

Lại cũng cái lọ đường phổi, bộ ấm chén lấy từ pḥng tôi, nhưng bữa nay Pháp Lang phải có phần nhọc sức v́ tôi là khách ở pḥng sư.

Có dịp đứng gần bàn viết của Pháp Lang tôi mới biết sư đang dịch sách. Nh́n xấp giấy careau dày đặc chữ viết, tôi chợt giựt ḿnh. Nếu đó là những trang giấy được viết tại đây th́ Pháp Lang quả là có sức dịch thần tốc. Sư chỉ ra đây trước tôi vài hôm, và tính đến hôm nay cũng chỉ mười ngày dịch là cùng. Nh́n sang cuốn sách có làm dấu số trang đang nằm trước mặt, tôi xin phép Pháp Lang mở ra xem. Cuốn Buddhismus, bằng tiếng Đức, được dịch lại từ cuốn nguyên tác tiếng Ư của tác giả M. Sales nào đó. Đọc mục lục, tôi chỉ biết đây là một quyển lịch sử Phật giáo. Tôi quay lại, Pháp Lang đă pha trà xong và chờ tôi…

-Chẳng ngờ sư biết chữ Đức, Pháp Lang ạ. Tôi nói mà mắt vẫn không rời Pháp Lang – dịch cũng nhanh nữa. Chuyến này ḿnh gặp được cao nhân rồi.

Tôi nói thật nghiêm túc và vẫn nh́n Pháp Lanhg, sư quả là người có nhiều cái lạ. Pháp Lang có vẻ ngượng ngùng trước câu nói của tôi, sư cúi xuống rót trà:

-Ḿnh biết đọc chữ Đức như sư biết chữ Hán vậy đó, ở không th́ buồn, kiếm cái ǵ làm cho vui.

Tṛ chuyện với Pháp Lang, tôi cứ luôn mệt óc để ghi nhớ, kiểm tra. Sư đọc nhiều quá, một sức hiểu biết vượt quá tuổi tác. Tôi vẫn nghĩ ḿnh là người đọc nhiều, nhưng trước Pháp Lang tôi mới thấy ḿnh chẳng được như sư. Nhiều mà không rối, rộng mà vẫn sâu. Theo tôi, gọi theo từ ngữ kiếm hiệp th́ Pháp Lang đă đạt tới cái Quai Nhai cảnh giới của con đường tự học.

Buổi chiều ngày sám hối, sư trụ tŕ trở về chùa và Phật tử kéo nhau lên hành lễ. Thấy có hai chúng tôi, vốn đă quen biết hai người từ trước, sư trụ tŕ có ư mời một trong hai chúng tôi thuyết một thời pháp. Tôi dĩ nhiên để việc đó cho Pháp Lang. Pháp Lang đốt cho tôi một điếu thuốc rồi vỗ nhẹ lên vai tôi mỉm cười:

-Ḿnh đă biết sư là ai rồi, đừng giấu nghề nữa. Ngoài chuyện leo lên pháp tọa, cái ǵ thấy lười cứ đẩy cho ḿnh!

Tiếng chuông thỉnh pháp sư từ bên chánh điện vọng sang như thúc giục. Tôi tự nhiên run bắn người lên, dù đă mấy năm rồi, việc lên pháp tọa đối với tôi chỉ là chuyện b́nh thường. Có phải v́ trước mặt tôi bây giờ đang có Pháp Lang. Pháp Lang đă một mực từ chối kiên quyết và cũng không c̣n thời gian để giằng co thêm nữa, tôi tất tả bước xuống cầu thang. Có lẽ nét mặt tôi lúc đó đáng thương lắm nên Pháp Lang đă ném theo sau lưng tôi một câu đùa:

-Bữa nay tới phiên sư làm ḿnh ngạc nhiên đó!

Thời pháp kéo dài đúng một tiếng đồng hồ rồi cũng kết thúc. Tôi về dăy lầu của ḿnh và gặp Pháp Lang đang cắm cúi dịch sách. Cửa đóng kín, chỉ có thể thấy sư qua khoảng trống của bức màn cửa sổ. Tôi gơ cửa Pháp Lang rồi buông ḿnh xuống đất nằm như để dưỡng sức. Pháp Lang đưa tôi viên kẹo me rồi hỏi:

-Mệt lắm hả, đi tắm đi, lát nữa uống trà với ḿnh.

Có mấy người Phật tử muốn gặp tôi, họ dâng cúng lung tung ǵ đó rồi hỏi thăm đủ chuyện. Tôi trả lời qua loa rồi ném hết mọi thứ vào pḥng Pháp Lang và đi ṿng ra sau nhà tắm.

Tôi trở lại pḥng Pháp Lang, thấy tôi ngồi tựa lưng vào tường thở dài, Pháp Lang nheo mắt cười:

-Buồn chán thiên hạ phải không? Có sao đâu, c̣n có đất trời mây nước và cả Pháp Lang này nữa mà!

Chống hai tay ra sau lưng, ngửa mặt phun khói lên trần nhà, Pháp Lang nói mà không cười nữa:

-Đời tu tụi ḿnh có nhiều cái độc địa lắm. Sống chẳng biết ǵ th́ có khác chi một kiểu tự sát dài hạn, mà biết nhiều quá đôi khi dễ nhức xương lắm. Ḿnh chủ ḥa để sống lặng lẽ th́ thiên hạ cho lên rêu luôn, rồi thâm chí nhổ nước bọt lên đó. C̣n đứng thẳng lên vung tay th́ nhiều lúc đau xót hơn, v́ nh́n tới nh́n lui chẳng có ai hiểu nổi động tác đó là ǵ. Người ta ngỡ ḿnh nhập cuộc với tṛ chơi của họ, họ xếp cho ḿnh một chỗ đứng sánh vai với mấy tên cho làm học tṛ ḿnh cũng không thèm…

Uống thêm hai tách trà, Pháp Lang rít một hơi thuốc thật sâu rồi tiếp tục, ánh mắt trông u uất:

-Cái thân pháp sư hay giảng sư nhiều khi bẽ bàng lắm, cứ như đời nghệ sĩ vậy. Trừ những trường hợp cá biệt, ngoài ra coi như múa lân hát đ́nh cho thiên hạ đánh giá. Mấy xu pháp thí trong trường hợp đó có khác ǵ tiền thuởng, có lúc ḿnh cứ nghĩ bản thân c̣n giống một thằng đạo tỳ nữa là khác. Nói cho thiên hạ nghe, cầm viết cho họ đọc tiêu khiển. Hết cuộc rồi, chỉ c̣n lại mỗi ḿnh thôi. Họ có khen tặng ǵ đó cũng là chiếu lệ. Và cái cay đắng nhất là thiên hạ bây giờ h́nh như bị thui chột nhận thức cả rồi. Người ta không mấy ai c̣n đủ sức phân biệt đâu là thứ quyền cước sơn đông măi vơ với vơ công khổ luyện chánh truyền. Ai làm họ hoa mắt th́ họ bái phục, chỉ thế thôi. Đời sống Sa-môn nguyên thủy dĩ nhiên chỉ là đối diện với chính ḿnh và độ sinh chỉ là thứ trách nhiệm mang tính nhân duyên. Nếu có thể sống ngược ḍng thời gian th́ những tâm hồn như chúng ta đâu có là những cánh chim lạc đàn kiểu này. Đạo đức kinh của Lăo Tử rồi Nam Hoa kinh của Trang Tử chỉ có thể ra đời vào đúng thời điểm mà lịch sử nhân loại đă quy định thôi. Người Trung Hoa bây giờ đâu c̣n mấy kẻ thiết tha với thơ Đường từ Tống hay Kinh Thi nữa. Những hồn thơ như Lư Bạch, Tô Thức, Vương Duy có lẽ vĩnh viễn không thể hồi sinh. Những thiên tài Đông Tây của nhân loại ngày xưa nếu hôm nay có đội mồ sống dậy cũng sẽ là những bóng ma lạc loài không có quê hương. Thời thế của họ đă qua rồi.

…Tụi ḿnh tuy chẳng là ǵ hết nhưng mấy ngày qua ḿnh đă hiểu sư ít nhiều. Hồi năy ngồi trong pḥng, ḿnh đă cảm nhận trọn vẹn nỗi đau của sư trước những lời tán hươu tán vượn của mấy người kia. Ḿnh hiểu họ hơn sư. Họ không chỉ là những người xứ Quảng này không thôi, họ và đồng loại có mặt khắp mọi nơi mà tụi ḿnh có mặt. Đau đớn lắm sư, có lúc ngồi trên pháp tọa, trước mặt bao người mà ḿnh cứ thấy lẻ loi không chịu nổi để rồi lại bất chợt thèm được cái phép lạ của một lăo thiền sư nào đó đă v́ buồn chán cuộc đời mà xếp mấy ḥn đá lại chung quanh rồi thuyết pháp cho đến khi chúng gục gặc cúi đầu để ḿnh được chút an ủi giữa ḷng đời quá đỗi u mê. Ḿnh từ đó đă thành danh một cách tật nguyền với cái tiếng tăm chẳng mấy dễ chịu là “gă pháp sư độc mồm độc miệng chỉ biết chửi rủa lung tung như thằng mất trí.” Cái đất Đà Nẵng đâu có lạ ǵ với cái “danh tiếng” đó của ḿnh. Hồi chiều nếu chẳng có sư chắc ḿnh đă thêm một lần “tẩu hỏa nhập ma” với thiên hạ ở đây rồi.

Tôi không thể tin là Pháp Lang vừa nói những lời đó. Pháp Lang chiều nay đă hoàn toàn không phải là Pháp Lang của những ngày qua. Một chút ǵ đó cay độc, chua chát, mỉa mai và cũng trầm thống như thấm đẫm kỹ càng vào từng chữ, từng câu sư nói. Cái buồn của tôi đă bốc hơi trước luồng hỏa lực mănh liệt của sư. Nỗi đau của tôi không thể nào sâu sắc bằng của sư để đủ sức trở thành một sức bật ngoan cường, chát chúa như vậy. Tôi pha b́nh trà mới rồi rót cho Pháp Lang để lại tiếp tục lắng nghe. Tôi không muốn nói thêm ǵ nữa. Những điều tôi muốn nói, Pháp Lang đă nói hết, nói một cách sâu sắc, cốt lơi và c̣n khốc liệt hơn. Những câu nói và tâm sự của Pháp Lang cứ như đưa tôi trở về với một quá khứ xa lắc xa lơ nào ấy. Đó là cách nói của một anh hùng thời loạn, một lăo thần nhiều trăn trở trước sự đổ nát của quê hương và tâm sự của Pháp Lang sao cũng ngậm ngùi uất kết như nỗi ḷng của mấy ông Đạo giấu ḿnh trên núi Cấm hay ḥn Cổ Trôn thời binh biến mà Sơn Nam đă có lần nhắc tới. Tôi nghe Pháp Lang nói rồi lại thấy buồn buồn…

Cơn sốc trong ḷng Pháp Lang dường như đă lắng xuống, sư đốt thêm một điếu thuốc và giọng nói chùng lại:

-Đă mười năm rồi, từ cái tuổi mười tám, có thể nói con đường nào ḿnh cũng đều đi qua thử, đi qua để chọn lựa và xác định hướng đời. Nhưng rồi ở cái tuổi hai mươi tám này, chuẩn bị bước vào cái chặng đường tam thập nhi lập, xem ra ḿnh vẫn chưa t́m thấy cái ǵ ngoài những ngă năm, ngă bảy của cuộc đời. Ḿnh cứ bối rối, ngập ngừng thôi sư à. Ḿnh đă đọc như điên, viết rồi dịch lung tung như một thằng mất trí. Ḿnh cầm bút mà chẳng biết v́ ai, cho ai. H́nh như ḿnh đă cố sống mănh liệt như vậy chỉ v́ cứ e sợ là sẽ bị cái tâm sự thống lụy kia làm ḿnh không c̣n trí nhớ. Ai biết được lúc đó ḿnh sẽ ra sao nữa. Bây giờ chưa tới mức nào đáng sợ mà thiên hạ c̣n sợ cái mặt hắc ám của ḿnh. Mai kia lỡ ra mất trí, sống cuồng điên như Van Gogh, Nietzsche hay Bùi Giáng th́ chắc ǵ ḿnh lại được lưu danh một cách đàng hoàng như họ. Nhưng sư biết không, dù có sợ như vậy, ḿnh chẳng hiểu sao vẫn cứ chán chường tất cả những ǵ là hệ phái, chư tăng, huynh đệ, thầy tổ của hôm nay. Có biết bao người đă cười như muốn nhổ vào mặt ḿnh rằng thằng cha đó có ǵ cũng chỉ là đạp phân Phạm Công Thiện chửi bới lung tung để chứng tỏ cái tuổi trẻ thiên tài thiên bẩm ǵ đó mà ḿnh thực ra không có nổi một gram. Người ta có thể nói đúng theo cái lối nhận xét đại chúng vốn xứng đáng cho mấy kẻ lưu danh giả danh trí thức đó, nhưng sư thử nh́n lại xem, mấy gă vẫn được tôn xưng là pháp sư hay giảng sư ǵ đó, ngoài cái vốn liếng tiếng Việt “bất thành văn” ra, có ai đă đọc xong mấy cuốn kinh tạng đă được dịch sẵn ra tiếng Việt từ đời Thái cổ! Ai trong số đó có may mắn nhặt được cái bằng cấp của Vạn Hạnh hay một đại học nào đó ngoài đời th́ chắc ǵ đă khá hơn. Sư cứ t́m đến họ để hỏi xem đă đọc hiểu (chớ đừng nói là thông thạo) một ngoại ngữ nào chưa, họ có thể không dùng tới sách vở mà thu gọn lịch sử hoặc giáo lư của đạo Phật trong chừng vài mươi trang hay không. Với kiểu kiến thức đó tự tu c̣n chưa xong c̣n đ̣i làm thầy ai được nữa. Chưa hết đâu, những ông lăo bán thế xuất gia có chút Tây học, tŕnh độ Diplome hoặc khá hơn một tí là tú tài Pháp, đọc lem nhem đôi ba cuốn sách bằng chữ Tây (mà văn phạm trong hai cuốn đầu Course de Language cũng đă gần đủ để giải quyết) rồi cộng thêm vài cuốn kinh tiếng Việt th́ coi như đă “văn vơ song toàn” rồi miệt thị bọn trẻ là thất học. Mấy đứa có bằng cấp th́ đôi khi c̣n lên tiếng trả lời, bọn “tay trắng” th́ chỉ c̣n hai thái độ: hoặc khiếp đảm bái phục hoặc tức tưởi khóc thầm trong tủi nhục.

Pháp Lang nh́n ra bóng đêm mịt mùng ngoài cửa sổ:

-Ḿnh từ năm hai mươi tuổi đă cay đắng nhận ra điều đó rồi tự sinh một chứng tâm bệnh kỳ quái là chán ghét vô cớ hầu hết những ǵ mang tính thời thượng. Trong khi cũng xuống trường đi học như những bạn bè, tạm gọi vậy, ḿnh đă lặng lẽ đi t́m đọc lại những cái của ngày xưa, càng xưa càng tốt, ngoài đôi ba thứ sinh ngữ bắt buộc phải có khả năng đọc hiểu như là chút vốn liếng dấn thân cho cái lư tưởng “khảo cổ” khác người, ḿnh đă vùi đầu vào mấy cổ ngữ như để bới t́m trong chúng một lối ṃn dẫn về quá khứ. Ḿnh chẳng yêu thích Tây Phương lắm. Phật giáo đă cho ḿnh một con số đo vô cực nên minh triết da trắng h́nh như chỉ vừa đủ để ḿnh nhớ lại những khuôn mặt giả trá nông cạn chung quanh. Ḿnh đă học được cả hai thứ Nam Phạn và Bắc Phạn rồi sau này c̣n thêm cả tiếng Phạn hỗn chủng với Tạng ngữ nữa. Ḿnh không có cơ may học trường lớp những ngôn ngữ đó, ngoài chút thời gian khai tâm từ các vị thầy chủ yếu là ngoại giáo, phần lớn ḿnh đă tự học qua sách vở. Cực khổ nhưng đôi lúc cũng vui. Biết bao là những buổi ḿnh đă phải ngồi xổm hàng giờ dưới nền mấy nhà sách cũ để đi t́m những thứ sách mà ở Việt Nam này khó hy vọng có hơn hai chỗ có. Lần hồi ḿnh cũng có được trọn bộ Veda, Bhagavad Gīta, Upanisad (gồm nhiều tập) cả kinh Bát Nhă, Kim Cang, Duy Thức, Câu Xá… bằng chữ Phạn. Chắc là v́ quá sùng thượng cái hiện đại nên người ta đă lần lượt đem rao bán hết những sách kinh đó cho ḿnh. Sư biết không, việc ḿnh học tiếng Đức cũng là t́nh cờ thôi. Đọc các thư mục trong b́a của mấy cuốn mua được, ḿnh đă nhận thấy có quá nhiều sách Phạn được dịch giải bằng tiếng Đức. Thế là nó trở thành một sinh ngữ được ḿnh chú ư. Ḿnh chỉ học để vừa đủ sức đọc hiểu thôi mà hầu như những ngoại ngữ ḿnh biết được cũng chỉ dừng lại ở tŕnh độ đó. Ḿnh nghĩ thay v́ mất thời gian trau dồi các khả năng nói, nghe, viết những ngoại ngữ đă đọc hiểu được, ḿnh có thể học thêm thứ khác, dĩ nhiên cũng chỉ để đọc hiểu. Vả chăng, cổ ngữ hầu hết là tử ngữ, ḿnh có nói được cũng chỉ để ḿnh nghe thôi!.

…Ḿnh đă học mà không c̣n nhớ cái ǵ trên đời nữa. Nỗi buồn trong ḷng từ đó chỉ c̣n là từng cơn ác mộng đi về qua những giấc ngủ mỏi mệt trên bàn viết. Những khi cảm thấy đuối sức, ḿnh lại bước vào những cuộc đi như một cách ngơi nghỉ. Ḿnh đă đi nhiều lắm. Từ đập Cống Đá cách mũi đất Cà Mau chỉ hơn hai cây số, ḿnh đă đi qua Nam Vang rồi ra Quảng Trị, vượt qua cầu Bến Hải để ra tận Hà Nội. Đà Nẵng này rồi cả Huế nữa, chỉ là trạm dừng chân trong những chuyến viễn hành đó. Ḿnh cũng nghèo thôi, cơm bánh khất thực với tàu xe đi nhờ nhưng ḿnh đă sống trọn vẹn. Nói ra nghe mà buồn cười và ngớ ngẩn, đôi lúc ḿnh thấy phải quỳ xuống tạ ơn Đức Phật v́ Ngài đă cho ḿnh nhiều quá. Lá y của Ngài để lại đă là cái chăn, cái mùng, và về ư nghĩa tinh thần th́ không thể nói hết. Nhiều khi nghe bơ vơ quá, bàn tay t́nh cờ nắm chặt chiếc y, ḿnh cảm nghe ở đó một sự che chở thật kỳ lạ. C̣n chiếc b́nh bát th́ lại là cả đời sống vật chất cho ḿnh khỏi phải bị đời hà hiếp bằng cái tṛ xiết lấy bao tử để xâm lược khối óc vốn rất cần tới hai chữ Tự Do. Có lá y và b́nh bát, ḿnh khỏi làm phiền những chỗ ghé qua. Chỉ một góc nhà khuất vắng thôi, ḿnh đă có thể sống được rồi…

Tôi rời pḥng Pháp Lang lúc hai giờ sáng. Nằm nhắm mắt mà từng câu nói của Pháp Lang lúc tối vẫn cứ như len lỏi trong ḷng. Tôi lại ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Trong mơ tôi đă thấy ḿnh với Pháp Lang đang đứng trên một bến sông nào đó. Sư to lớn, ngâm đen với đôi mắt nâu thẫm và sống mũi cao thẳng như một người Ấn Độ. Tôi nhỏ bé đứng bên sư một cách thành kính. Hai chúng tôi đă thành ra đôi bạn Tất Đạt – Thiện Hữu trong tác phẩm Weg nach Inner của Hermann Hesse mà đă có người dịch là Câu Chuyện Ḍng Sông…

 

***

Một ngày chủ nhật, các Phật tử trẻ tuổi tổ chức chuyến đi chơi ở Suối Đá và mời tôi với Pháp Lang cùng đi cho vui. Ngày xưa, Suối Đá rồi cả Suối Mơ, Suối Tiên gần đó đều là khu vực quân sự cấm thường dân lai văng. Bây giờ ở đây thành ra một địa điểm du lịch và v́ nằm khá xa thành phố Đà Nẵng, có đến khoảng mười cây số, nên ở đây thường khi vắng người. Suối Đá là một ḍng nước chảy từ trên núi xuống, gập ghềnh và len lỏi qua các khối đá lớn lẫn khuất dưới những lùm cây dại. Không gian ở đây yên tĩnh hoàn toàn, chỉ cần nằm ngả người trên một tảng đá nào đó rồi lắng nghe tiếng nước chảy ầm ́ chung quanh th́ coi như ai cũng có thể thấy ḿnh là một đạo sĩ ẩn tu. Cả nhóm trèo đến nửa chừng ḍng suối th́ đă mệt lử. Tôi với Pháp Lang ngồi xuống hút thuốc rồi ăn uống qua loa mấy thứ tạp nham mà đám Phật tử đem theo. Thấy chúng tôi cứ ngồi nói cười mà chẳng có vẻ muốn lên cao thêm nữa, bọn nhỏ lần lượt dắt nhau tản đi mấy ngả để hái lan, lượm đá.

Dơi mắt nh́n xuống phía dưới chân núi, Pháp Lang nói với tôi bằng cái giọng trầm buồn:

Hai năm trước ḿnh có lên đây. Cũng đi chung với các Phật tử nhưng trong nhóm lúc đó chỉ có ḿnh là ông sư, ngoài mấy câu nói đùa, chẳng biết nói ǵ nữa. Ở đây thơ mộng quá phải không? Nhưng chưa hết đâu, lát trưa ḿnh rủ tụi nhỏ ra biển, cũng gần đây thôi. Băi vắng người mà có đủ cái đẹp: rừng dương, cát trắng với biển trước mặt và núi sau lưng. Lần đầu tiên lên Suối Đá, ḿnh cứ nhớ tới mấy cuốn du kư của thầy Lạt Ma Anagarika Govinda với bà Alexandra de Neel kể về những cuộc mạo hiểm băng qua Hy Mă Lạp Sơn với các tu viện nằm trên tận núi cao của các xứ Nepal, Bhutan, Sikkim và Tây Tạng. Sau này h́nh như mấy cuốn sách đó đă được dịch ra tiếng Việt hết rồi. Nhớ lại mà nghe nôn nao rồi cũng buồn buồn. Giữa trời đất hoang vu ngút ngàn đó mà người ta đă sống và hoạt động tích cực đến mức người Tây phương phải nể phục.

… Sư biết không, nhiều lúc ḿnh có nhiều ước mơ lạ lùng lắm. Đọc sử thấy các vị trưởng lăo Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện rồi cả những Lạt Ma Tây Tạng khi thấy thời cuộc có ảnh hưởng xấu đến Phật Giáo, đă âm thầm dắt díu học tṛ lên núi, vào rừng cất am để truyền thụ kiến thức. Các vị sợ lúc ḿnh nằm xuống mà Phật giáo không có một đội ngũ tăng tài th́ coi như mất gốc. Các vị thầy đó rồi cũng đă mất đi giữa rừng sâu núi thẳm nhưng đám học tṛ của các ngài vẫn tiếp nối lư tưởng sống đó để rồi các tu viện kiêm học viện, thiền viện bí ẩn đă lặng lẽ mọc lên giữa chốn đại ngàn xa khuất mà chỉ những người thật sự hữu duyên mới có cơ hội t́m đến. Những học viện Phật Giáo lừng danh như Shalu, hay Sera đều nằm trong số đó và cũng đă ra đời trong những hoàn cảnh khốc liệt như vậy. Nhưng những vị sơ tổ khai sơn cùng các thế hệ kế thừa ở đó đă dạy cho ḿnh một bài học ngh́n vàng rằng nếu chẳng là một lâu đài ngút trời giữa đế đô hoa lệ th́ hăy là một ngọn núi chạm mây, c̣n nếu vô danh bé mọn hơn nữa th́ ta vẫn có thể là một viên ngọc giấu ḿnh trong đá. Đời sẽ đi t́m ngọc thôi, nếu viên ngọc đó là ngọc quư. C̣n như chẳng được phát hiện để trở thành bảo vật trấn môn th́ ít nhất viên ngọc kia cũng vẫn là một chút tinh hoa của đất trời chẳng phí phạm ǵ sự hiện hữu của ḿnh giữa cơi biển dâu. Vả lại, ai biết đâu được chuyện ngàn sau chứ!

…Những cơn đau, từng nỗi buồn và cả niềm khinh bạc đă buộc ḿnh phải học, học thật nhiều, học để biết hết những ǵ là thật sự cần thiết. Ḿnh cứ nghĩ tới các học viện Sera, Shalu trong những lúc chỉ c̣n lại một ḿnh cắm cúi với từng nét chữ ngoằn ngoèo của Bắc Phạn và Tạng ngữ. Ḿnh cũng mê chữ Hán lắm chứ. Chỉ cần ráng nhét vào đầu chàng một ngàn đơn tự rồi áp dụng phép lục thư th́ coi như nghiện nó mất thôi. Ḿnh đă không ít lần nghĩ tới việc t́m người truyền thừa dù bản thân chẳng là cái ǵ hết. Nhưng suy cho cùng, chỉ cần trao lại suy nghĩ của ḿnh cho kẻ khác đến sau th́ ḿnh nghĩ cũng xứng đáng để ra đi rồi, phải không sư? Nếu như được là một loài chim quư th́ dù không có những tao nhân mặc khách thưởng thức tiếng hót, ḿnh vẫn có thể lên rừng t́m những đồng loại để hót cho nhau nghe được mà.

…Thực ra ḿnh đă thấm thía bài học này từ lâu nhưng cái đêm rằm vừa rồi thấy sư buồn, ḿnh bỗng nhiên nổi cơn. Hay có lẽ ḿnh đă xem nhau là tri kỷ rồi cũng nên.

Có tiếng chim rừng hót vang trên mấy cḥm cây mọc theo ven suối. Pháp Lang lại đốt thêm một điếu thuốc nữa. Ánh mắt sư như đang nh́n theo một chiếc lá đang trôi xuống. Sư im lặng với hai bờ vai xương trông cô đơn quá. Pháp Lang đứng lên vói tay hái một nhánh trái của một thứ cây rừng không biết tên nhưng trông đẹp lắm. Chùm trái xinh xắn đủ màu như một nắm hạt cườm nữ trang. Pháp Lang thả từng hạt nhỏ xuống suối. Sư vẫn bơ vơ trong từng khoảnh khắc lạc loài. Tôi bỗng nhiên thấy sư sao giống như một con chim núi mồ côi mà giống ṇi đă bị tuyệt chủng. Nó về lại núi để mong t́m chút dấu vết tổ tiên nhưng đă hoài công dù đă mỏi ṃn. Có bay đến phương trời nào, chim cũng không sao quên được núi. Sư đă sống lang thang giữa đời với quá nhiều bi kịch mà vẫn c̣n nhớ về những cái thật sự là cội nguồn.

Đám Phật tử đă trở xuống. Chúng tôi ra băi biển rồi cùng nhau vọc cát, nhặt ốc đến chiều. Gió đi qua rừng dương nghe buồn lắm. Ngó lên núi rồi nh́n ra biển, hai chúng tôi lại đốt thuốc. Đám Phật tử gọi chúng tôi là hai vị lăo tăng, có đứa bảo phải gọi chính xác là Khúc Dương với Hứa Vân Thiên trong Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung. Cô bé nói đúng, và tôi cũng thích nghe gọi thế.

Chiều lắm rồi, chiếc Daihatsu đưa chúng tôi về Đà Nẵng.

 

***

 

Trước sau, tôi đă ở Đà Nẵng đúng một tháng rưỡi. Đó là một nửa thời gian c̣n lại của mùa nghỉ hè. Đă đến lúc tôi phải trở vào Sài G̣n rồi. Hai hôm trước vừa có một cú phone từ miền Nam gọi ra nhắc nhở. Như vậy là tôi phải tạm thời chia tay Pháp Lang. Thấy tôi có vẻ buồn, Pháp Lang rủ tôi đi phố rồi ra quán cà phê Rừng bên bờ sông Hàn. Khách của quán thường chỉ là các sinh viên nên ở đây khá yên tĩnh và không phức tạp, đủ để hai ông sư bước vào mà không bị dị nghị.

Quán cà phê Rừng nằm ở một thế đất rất đẹp. Thoai thoải bên triền một ngọn đồi và từ đây có thể nh́n thẳng ra sông Hàn mênh mông lạnh buốt. Nói theo Pháp Lang th́ quán Rừng quả là có “lợi thế chiến lược”. Bàn ghế nằm cả ngoài trời nhưng cứ nh́n những tán dù màu huyết dụ lặng lẽ dưới gốc cây đa cỗ thụ, tôi vẫn có cảm giác ấm cúng. Cà phê ở đây giá rẻ mà vẫn ngon tuyệt. Mấy băng nhạc cũng được chọn lọc đúng mức, ai nghe cũng được. Pháp Lang chăm sóc tôi như một t́nh nhân. Sư kéo ghế cho tôi ngồi một chỗ khuất gió rồi lấy muỗng gơ nhẹ vào phin cà phê cho xuống nhanh hơn, xong lại khuấy đường vừa uống rồi đưa cho tôi. Có đi chung với nhau ở chỗ lạ mới thấy Pháp Lang quả là nhiều nghề. Tôi chỉ là một thằng con trai lại cũng là ông sư như Pháp Lang mà Pháp Lang c̣n khéo chiều chuộng đến thế, nếu đối với con gái th́ hẳn là c̣n nhiều công phu hơn. Tôi lại nói với Pháp Lang suy nghĩ đó, Pháp Lang bật cười:

-Đại sư quả là người giàu sáng kiến! Nhưng biết đâu mai mốt về Nam cứ uống trà hay cà phê sư lại thấy nhớ ḿnh th́ sao.

Đàng kia, máy hát được thay băng. Tiếng hát Trường Thanh lồng lộng với những tâm sự đời lính thời chiến loạn. Chẳng lạ ǵ cuốn băng đó, nhưng chiều nay nghe lại, tôi thấy nó hay làm sao. Một thoáng buồn đi qua, tôi nói với Pháp Lang:

-Tụi ḿnh cứ như mấy thằng lính trận ấy nhỉ? Gặp gỡ rồi trôi dạt mỗi đứa một nơi. Tuy chẳng có cái chết chóc bất ngờ để phải khóc nhau v́ cái cảnh tử biệt nhưng hoàn cảnh sống bèo mây như tụi ḿnh cũng là một kiểu sinh ly. Có về lại miền Nam ḿnh cũng khó có dịp vui trọn vẹn như mấy ngày ở Đà Nẵng này. Sư ở tận Định Quán, c̣n ḿnh th́ phải đi học…

Tôi hỏi Pháp Lang bao giờ lại về Nam, Pháp Lang nói c̣n phải ra Huế rồi có thể Hà Tĩnh nữa. Pháp Lang bảo tôi nên về Sài G̣n bằng máy bay với lư do đơn giản mà cũng buồn cười là chuyến về thường dễ buồn chán, không c̣n hứng thú như lúc đi, Đó cũng là cái kinh nghiệm của Pháp Lang. Tôi cho hay đă dặn người đi lấy vé tàu hỏa rồi. Uống hết b́nh trà, chúng tôi rời quán. Pháp Lang trả tiền cà phê rồi ra dấu tạm biệt cô bé phục vụ. Phố đêm Đà Nẵng có cái thơ mộng riêng tư chẳng giống ở Sài G̣n. Nhất là ở bờ sông Hàn, với một quán cà phê Rừng tuyệt vời cho tất cả cuộc gặp gỡ và chia tay…

 

***

 

Pháp Lang tiễn tôi lên tàu. Sân ga buổi sáng sớm nhộn nhịp nhưng vẫn kín đáo giăng giăng một không khí thật buồn. Những người có mặt ở đây hầu hết là khách đi. Họ ghé ngang Đà Nẵng hoặc từ Đà Nẵng vào Nam. Buồn lắm. Với tôi, sân ga nào h́nh như cũng thế. Gió lạnh. Pháp Lang hỏi tôi có uống cà phê không, cà phê nóng. Tôi lắc đầu. Đă uống với nhau ở chùa rồi. Chúng tôi ngại không dám hút thuốc ở đây. Rồi tàu cũng chạy đi. Tôi trên tàu, Pháp Lang ở lại. Tôi tưởng tượng ra dáng người gầy yếu của Pháp Lang đang một ḿnh rời sân ga. Đám Phật tử cũng đến đưa tôi đi, nhưng tôi không bận tâm nhiều lắm. Bọn chúng có cả nhóm, Pháp Lang chỉ một ḿnh. Tự nhiên tôi thấy hối hận sao ḿnh đă không về Sài G̣n bằng máy bay như lời Pháp Lang cho cuộc chia tay đỡ năo ḷng hơn.

Tàu đi qua Quy Nhơn với một vùng biển xanh ngắt. Tới Nha Trang, cũng biển xanh với núi nhưng có thêm mấy đồi cát trắng chạy dài tít tắp. Tôi nhớ Pháp Lang, như hai kẻ t́nh nhân khác phái. Tôi lại ngủ rồi thức. Con đường vào Nam vẫn vô tận. Tôi đă đi qua một đêm trên tàu.

Tới Sài G̣n, tôi xuống ở ga B́nh Triệu để về G̣ Vấp. Tôi đi học tiếp tục và tủ sách của tôi lại có thêm những cuốn sách lạ. T́m tới làm quen với những bè bạn của Pháp Lang ngày xưa lúc sư c̣n học ở Vạn Hạnh, tôi đă mượn photocopy những sách học tiếng Sanskrit và Tạng ngữ. Trong một lá thư cho tôi, Pháp Lang c̣n cho địa chỉ mấy ông linh mục đă dạy học cho sư hồi đó. Pháp Lang hẹn gặp lại tôi trong Nam, hoặc Sài G̣n, hoặc Định Quán. Sư khuyên tôi ráng học và hứa sẽ giúp đỡ những ǵ tôi cần. Tôi biết ơn sư. Trong hơn mười năm tu của ḿnh, kể cả thầy tổ, chưa ai tận t́nh với tôi đến vậy. Pháp Lang vẫn biền biệt như một cánh chim. Tôi chỉ có thể nhận thư của sư mà không thể hồi âm. Sư luôn xê dịch bất chừng. Mười tám tháng trôi qua thật nhanh kể từ lần sơ ngộ với Pháp Lang.

Tôi phải học cùng lúc hai Đại học, Sử và Anh Văn. Thời gian rỗi rảnh h́nh như không có. Một buổi chiều đi học về, lúc đó tôi c̣n ở trọ tại nhà một Phật tử ở G̣ Vấp th́ nhận được thư Pháp Lang. Sư bảo rất muốn gặp lại tôi nhưng không c̣n kịp nữa, dù sư đang có mặt tại Định Quán. Tôi biết lá thư được viết và gửi đi từ Định Quán nhưng lúc tôi nhận thư th́ có lẽ Pháp Lang đă không c̣n ở đó nữa. Lại mất tin tức nhau!

Pháp Lang như có chuyện ǵ đó khó nói. Tôi biết tính sư, nói cười thoải mái nhưng vẫn luôn giữ lại một ḿnh những chuyện riêng tư mà sư thấy không cần thiết phải nói.

Buổi tối hôm đó, có tí việc phải ghé Kỳ Viên, tôi đang ngồi uống nước ở băng đá ngoài sân th́ gặp một ông sư bạn cũng vừa ghé vào. Thấy tôi, sư hỏi ngay:

-H́nh như sư có quen Pháp Lang phải không? Cái ông cứ xưng là trích tiên ǵ đó…

-Rồi sao chứ - tôi lo lắng sợ Pháp Lang gặp chuyện – Có chuyện ǵ không?

-Nghe nói ổng đi Tây Đức rồi, hai vợ chồng người Đức nào đó đă lo cho ổng đi chữa bệnh. H́nh như bệnh động kinh. Họ đă gặp ổng bất tỉnh trên một chuyến tàu đi Huế rồi sau đó gặp lại nhau ở Đà Nẵng và thành bạn…

Tôi bàng hoàng và nghe nhớ Pháp Lang. Tôi chưa hề nghe Pháp Lang nhắc tới chứng bệnh quái ác đó của ḿnh bao giờ. Ngồi hồi tưởng lại, tôi chỉ c̣n nhớ đến ánh mắt lạc thần của Pháp Lang trong những đêm khuya. Đó là ánh mắt của một nguồn sinh lực mong manh đang chơi vơi giữa hai bờ sống chết. Tôi đă đâu biết ǵ về y học, cứ nghĩ đơn giản đó là ánh mắt của một người sống quá nhiều với chiều sâu. Th́ ra bấy lâu nay Pháp Lang đă âm thầm đối diện với cái chết mà chỉ riêng ḿnh biết rơ. Thế mà sư vẫn can đảm vui cười và không ngừng xây dựng những ước mơ mà chính sư vẫn hiểu là chúng có thể vỡ tan bất cứ lúc nào. Sư đă là một khối băng sơn, một bọt nước lấp lánh nắng trời luôn mong ḿnh trở thành một ngọn núi đá, một viên ngọc để có thể tiếp tục tồn tại. Nhưng Pháp Lang ơi, sư vẫn hiểu ḿnh đang là một con chim núi ngậm trong mỏ ḿnh một chiếc lá độc mà sức công phạt của nó có thể làm sư ră cánh ṃn hơi bất cứ lúc nào kia mà!

Mà sao cũng được hết, hăy bay đi thật xa nghe Pháp Lang, bay đi t́m lại chính ḿnh với những chân trời mà sư vẫn mong ước. Ḿnh luôn cầu nguyện cho sư. Sư là con chim núi đă mất giống ṇi vốn là một loài chim huyền sử. Ráng bay dù cánh có mỏi, sức có ṃn. Hăy can đảm như sư đă can đảm, hăy sống như sư đă dạy cho thằng bạn này sống.

Tôi lại nhận được thư Pháp Lang. Lá thư từ Đức Quốc, bên ngoài phong b́ có đóng dấu rơ ràng với cái địa danh xa lạ nơi lá thư được gởi đi. Một vùng đất mang tên Dussendorf nào đó thật hiu hắt. Pháp Lang xin lỗi đă không kịp gặp tôi để từ giă chỉ v́ không mấy tin tưởng vào chuyện giấy tờ. Đến khi xác định chắc chắn ḿnh đi được th́ không c̣n thời gian nữa. Xót xa hơn, Pháp Lang cho biết là sư vừa làm phẫu thuật trên năo nhưng không thành công. Một khối u oan nghiệt nằm ngay chỗ hiểm, lấy nó ra rất có thể sẽ xảy ra một trong hai t́nh huống xấu nhất: Hoặc chết đi hoặc tê liệt năo bộ và có khả năng dẫn đến mất trí!

Sao lại như thế được chứ! Một Phật Giáo cội nguồn của Việt Nam mai này đang rất cần tới một người như Pháp Lang kia mà. Chẳng lẽ đất trời này không thể giữ lại được con chim núi cuối cùng đó hay sao…

Pháp Lang vẫn khuyên tôi ráng học, sư gởi cho tôi mấy cuốn sách cổ ngữ. Sư bên đó cũng nghèo như hồi c̣n bên này, vậy mà vẫn nhớ tôi. Tôi nhận thư Pháp Lang thường lắm, đôi ba tháng một lần, và có những lá thư được gởi về từ Thụy Sĩ. Sau lần phẫu thuật đó, các bác sĩ đành bó tay cho sư uống thuốc cầm chừng sau khi đă ghép lại vỏ năo, nhốt lại trong đó một cái chết bất ngờ luôn sẵn sàng xảy đến cho sư. Tỷ lệ tử vong của chính căn bệnh động kinh thật ra rất thấp nhưng nó nguy hiểm là v́ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và những cú va chạm th́ khó mà lường được hậu quả. Một góc bàn, cầu thang, ngay cả nền gạch trong những lúc đó đều đồng nghĩa với một cổ áo quan! Tôi cứ rùng ḿnh với những suy diễn và nghe thương Pháp Lang quá. Tôi không thể làm ǵ để giúp đỡ Pháp Lang ngoài những lời khuyên giữ ǵn sức khỏe như bớt hút thuốc và thức khuya mà bản thân sư đă tự biết cũng như các bác sĩ bên đó chắc chắn cũng không quên.

Hai năm sau, lúc này tôi đă thôi học và sửa soạn về sống ở một ngôi chùa trên miền Đông. Một hôm có người Phật tử đến t́m tôi bảo là từ Thụy Sĩ về, cô giao cho tôi một cuốn băng cassette và một thùng sách lớn trong đó có một chiếc hộp bằng nhựa cao cấp rất đẹp có dán tên Pháp Lang. Pháp Lang đă chết tại Đức và đây là phần xương hỏa táng của sư!

Tôi khóc không thành tiếng. Pháp Lang đă vĩnh viễn không c̣n nữa. Cô Phật tử kể lại là chứng bệnh của Pháp Lang đă tái phát ngay lúc sư qua lộ. Một chiếc xe đi qua không thắng lại kịp. Pháp Lang đă ngă xuống với đôi mắt trợn trừng, khóe miệng hoen máu với một đoạn lưỡi bị cắn đứt c̣n nằm bên trong. Chiếc xe kia tông vào và sư lại chính thức bị thêm cú chấn thương sọ năo. Trên tay Pháp Lang lúc đó là mấy cuốn sách mới mua…

Được đưa vào cấp cứu ở bệnh viện, Pháp Lang đă tỉnh lại ít phút. Nhận thấy không thể cứu được nữa, các bác sĩ đă kịp thời ghi âm những lời nói sau cùng của Pháp Lang. Lần theo giấy tờ trong người sư lúc đó, họ gọi phone về nhà hai vợ chồng người Đức kia và từ đây cô Phật tử ở Thụy Sĩ đă nhận được tin. Tất cả đến nơi th́ Pháp Lang đă được đưa xuống nhà xác.

Qua sự quen biết với Pháp Lang và căn cứ vào những lời phều phào ngọng nghịu của sư được ghi âm trong lúc hấp hối, cô Phật tử đă mang hết mọi thứ về đưa tôi. Trong cuốn băng, Pháp Lang c̣n giao trọn sách vở của sư ở Định Quán cho tôi nhờ cất hộ!

Pháp Lang có mất trí không? Sư c̣n trở về với tôi được nữa sao mà bảo là nhờ cất giùm, giữ hộ? Sư đă giao hết những ǵ sư có cả đời để cho tôi, trong khi tôi chỉ c̣n lại một ḿnh với cái lư tưởng sống mà sư đă san sẻ. Như thế có đau đớn, nhức buốt không chứ!

Pháp Lang ơi, cuối cùng rồi sư cũng ra đi như một tiền bối, như những sư tổ khai sơn nào đó mà sư đă từng kể cho ḿnh nghe. Ḿnh đă không có mặt bên sư trong những giây phút cuối cùng như Thiện Hữu đă c̣n có dịp vuốt mắt cho Tất Đạt trong Câu Chuyện Ḍng Sông. Sư đă kịp có một Kiều Lan nào trong đời ḿnh chưa hả? Sư chưa hề nhắc tới chuyện đó trước mặt thằng bạn này. Sư đă nằm xuống một ḿnh nơi đất khách như một cánh chim đuối sức buông cánh trước khi về tới núi xưa. Ḿnh là Sa-môn Phật Giáo, ḿnh tin sư sẽ tiếp tục con đường của ḿnh đă chọn dù bây giờ đang trôi dạt về đâu trên đại dương sinh tử. Sức mạnh tâm hồn của sư lớn quá, ḿnh tin là sư đă xác định được hướng đi trước phút tắt thở. Ḿnh sẽ giữ lại nắm xương tàn của sư, dù sao đây cũng là một kiểu trùng phùng tái ngộ của hai tụi ḿnh phải không Pháp Lang?

Nh́n hộp di cốt với cái thùng sách của Pháp Lang để lại, tôi cứ xé ḷng nhớ lại mấy câu thơ của Ngô Cang:

…Ước mơ hoài băo c̣n đây

Nửa đời vỗ nhẹ trắng tay giang hồ

Bút thiêng phóng cơi xa mờ

Bao giờ cho tới bao giờ gặp nhau…

Pháp Lang đă đi qua trần gian này trong một thời gian quá ngắn ngủi, chỉ với một nửa tuổi đời thôi. Sư đă nuôi dưỡng tâm hồn ḿnh để đứng sừng sững giữa đời với những tâm nguyện vá trời để rồi phút cuối phủi tay ra đi khi cái đại mộng giang hồ vẫn c̣n đó. Đúng là “Nửa đời vỗ nhẹ trắng tay giang hồ”. Nhưng hăy yên ḷng ra đi nghe Pháp Lang, dù sao giữa cuộc đời bẽ bàng này vẫn c̣n có kẻ khóc sư mà. Sư bây giờ khỏi phải đau ḷng ngâm lại mấy ḍng thơ cay đắng của Nguyễn Du mà những ngày sơ ngộ ở Đà Nẵng ḿnh cứ nghe sư ngâm tràn như lời trăn trối của một kiếp tằm phải trả nợ dâu:

Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

(Chẳng biết rồi ba trăm năm nữa

thiên hạ c̣n ai khóc Tố Như!)

vẫn c̣n có thằng bạn này mà. Nó sẽ suốt đời cư tang sư và chút xương này của sư sẽ là món bảo vật trấn sơn của một học viện Sera, Shalu nào đó ở Việt Nam này mà ḿnh vẫn từng ngày hy vọng…

 

***

Trong những lần t́m ra Đà Nẵng mấy năm sau đó, tôi đă trở lại Suối Đá ngồi nghe nước chảy mà nhớ Pháp Lang như một kiểu truy niệm. Suối Đá vẫn không vẻ ǵ là thay đổi. Tảng đá ngày xưa chúng tôi đă ngồi với nhau bây giờ vẫn c̣n đó như một nỗi đau. Tôi đă ra thăm rừng dương ngoài băi biển rồi ngồi đó một ḿnh ngó ra biển khơi với những con sóng bạc đầu. Tất cả vẫn c̣n đó, chỉ thiếu mỗi ḿnh Pháp Lang. Một con chim từ đỉnh núi bay đi cứ làm tôi nhớ sư, nhớ không chịu nổi.

Tôi cũng ghé lại quán cà phê Rừng để ngồi uống từng tách cà phê mà có bỏ bao nhiêu đường vẫn c̣n thấy đắng. Kể từ bây giờ tôi sẽ phải một ḿnh uống hết những ly cà phê cuộc đời mà không c̣n ai ngồi canh cho từng giọt rồi bỏ đường vào cho dễ uống hơn. Nói như cô bé Phật tử năm xưa, tôi bây giờ đă là một Hứa Vân Thiên lạc lơng cô đơn giữa Hắc Mộc Nhai Đà Nẵng từng đêm đối diện với cái bóng của ḿnh rồi ngậm ngùi réo rắt một khúc sáo Tiếu Ngạo Giang Hồ mà nhớ về một tiếng đàn tri âm của Khúc Dương trưởng lăo đă không c̣n nữa. Tôi lại đặt tên cho từng ấm trà của ḿnh là Hoài Cố Nhân hay Ức Sấu Viên… như Nguyễn Tuân đă cho nhân vật Bá Nhỡ sử dụng chúng để ghi nhớ một người đă mất trong tác phẩm Chùa Đàn. Pháp Lang đă là một cố nhân tri kỷ, một chú vượn gầy (Sấu Viên) để tôi suốt đời nhớ thương, hoài ức…

thể chẳng là quá đáng khi tôi mượn lời của Henry Miller nói về Krishnamurti để tưởng niệm Pháp Lang rằng: “Tôi đă giữ lại tên của một người, một cái tên nổi hẳn lên và đối lập lại với tất cả những ǵ là phức loạn…” Phạm Công Thiện đă dịch hay quá, tuyệt vời như H. Miller đă viết, để mỗi lần đọc lại mấy ḍng chữ đó tôi đă th́ thầm trên môi ḿnh rằng tôi đă giữ lại tên của một người, một cái tên nổi hẳn lên và đối lập lại với tất cả những ǵ là phức loạn… đó chính là Pháp Lang, một con chim núi bất tử trong ḷng tôi và ngay giữa cuộc đời!

Lộc An, Giáp Đông 1996

 


 

 

 

BACK

 

Home